CÁCH HÒA SẮC CHO TỔNG THỂ MỘT BỨC TRANH

Làm thế nào để vẽ một bức tranh đẹp cần rất nhiều yếu tố như kỹ thuật, bố cục, nội dung và phối hợp màu sắc. Hôm nay, lớp vẽ Ngôi Nhà Nhỏ chia sẻ với các bạn các cách hòa sắc tạo ra sự hài hòa cho tổng thể bức tranh hay hiệu ứng mà bạn muốn thể hiện nhé.

I. BẢN CHẤT CỦA MÀU

1.Hòa sắc là gì?

Khi pha trộn giữa các màu với nhau tạo ra màu mới, việc kết hợp các màu lại với nhau để thể hiện được dụng ý của người vẽ gọi là hòa sắc

2.Khái niệm màu nóng và màu lạnh

– Màu nóng là màu thiên về sắc đỏ. Nó mang lại cho ta cảm giác gần, ấm áp, rực rỡ, kích thích thị giác. Bởi vậy các biển báo thường sẽ sử dụng gam màu nóng để thu hút sự chú ý của mọi người.

– Màu lạnh là màu thiên về sắc xanh. Nó mang lại cảm giác xa, mát mẻ, dễ chịu. Cho nên các quảng cáo về sản phẩm điều hòa thường sử dụng gam màu lạnh để tạo cảm giác tươi mát.

3.Sắc độ

Sắc độ là độ đậm nhạt của màu sắc

Họa sĩ thường chia sắc độ ra là 3 phần:

  • Màu nguyên thủy : là màu gốc ( hue)
  • Sắc độ : màu nguyên thủy khi pha với màu xám thì mất dần sắc tố, càng pha với xám màu càng tái lại và cuối cùng là thành màu xám hoàn toàn. Dải màu có được gọi là cường độ. ( saturation)
  • Quang độ : màu nguyên thủy khi pha với đen sẽ tối dần lại, pha với trắng thì sáng dần lên. Dải màu có được người ta gọi là quang độ ( value)

Từ đó ta có thể thấy  một màu nguyên thủy khi kết hợp với sắc độ trung tính thì có thể tạo ta hàng triệu triệu màu.

4.Bậc màu

Màu sắc được phân chia theo cấp bậc.

Bậc 1 : đỏ – vàng – xanh dương. Đây là 3 màu cơ bản. từ 3 màu này chúng ta có thể pha ra nhiều màu khác nhau.

Bậc 2 : là màu kết hợp giữa 2 màu bậc 1. Ví dụ : đỏ(1) + vàng(1) = cam(2), xanh dương(1) + vàng(1) = xanh lá cây(2) thì cam và xanh lá cây là màu bậc 2.

Bậc 3 : là màu kết hợp giữa 2 màu bậc 1 và bậc 2. Ví dụ : vàng(1) + cam(2) = vàng cam(3), vàng(1) + xanh lá cây(2) = xanh lá mạ(3).

Các bậc màu sau tương tự vậy nên số bậc màu đếm được hầu như là vô tận.

5.Màu trung tính

Màu trung tính là màu kết hợp với các màu để tạo ra chiều sâu. Có 2 màu trung tính là trắng và đen,2 màu này không được coi là màu sắc vì nó không có sắc độ. Khi kết hợp giữa đen và trắng tạo ra màu xám, là màu trung gian của 2 màu này.

Màu xám trung tính hoàn toàn rất khó sử dụng,lớp vẽ mách nhỏ với bạn một mẹo đó là khi pha màu xám chúng ta nên kết hợp với các màu bậc 2, bậc 3 thì sẽ là xám có sắc tố, khi phối màu trong bức tranh sẽ đẹp hơn.

II.CÁC PHƯƠNG PHÁP HÒA SẮC

Phải nói rằng không có màu xấu hay đẹp mà chỉ có người vẽ phối màu xấu hay đẹp mà thôi. Một bức tranh cần có mà chính, màu bổ trợ, màu trung gian. Có chỗ nhấn nhá, chỗ đậm chỗ nhạt. chỗ tươi, chỗ tái. Sau đây là các phương pháp hòa sắc màu cơ bản:

1.Hòa sắc đơn sắc ( monochromatic):

Là một màu kết hợp với đen – trắng để tạo ra sắc độ.

ví dụ : họa sĩ đã sử dụng đơn sắc đỏ với nhiều sắc độ khác nhau ở bức tranh bên dưới.

 

2.Phối màu dùng các cặp màu bổ túc ( complanmentary): Sử dụng cặp màu đối diện nhau trên vòng tuần sắc. Sẽ làm nổi bật vật thể người vẽ muốn nhấn nhá, có sức hút đối với người xem.

ví dụ :  ở bức tranh này họa sĩ đã sử dụng cặp màu tương đồng là đỏ và xanh lá.

3.Phương pháp hòa tương đồng( anologous): sử dụng nhóm màu liền kề nhau trên vòng tròn tuần sắc mang lại cảm giác nhã nhặn dễ chịu cho người xem.

ví dụ : Với bức vẽ tính vật này, tác giả đã sử dụng nhóm màu liền kề từ đỏ cho tới vàng đất.

 

4.Phương pháp hòa sắc bộ ba ( triadic): sử dụng 3 màu trên chóp của 1 tam giác đều của bảng tuần hoàn màu sắc. Mang lại cảm giác đối lập, làm nổi bật bức tranh.

ví dụ : bộ 3 màu được sử dụng là xanh dương – tím – vàng đất.

 

5.Phối màu bổ túc bộ 3 ( split complementary) : sử dụng 3 màu trên đỉnh chóp của tam giác cân trong bản tuần hoàn màu sắc. Lấy ví dụ chọn màu chủ đạo là đỏ thì màu đối diện là màu xanh lá tuy nhiên chúng ta không dùng màu xanh lá mà dùng 2 màu bên cạnh. Phương pháp này giảm áp lực cho người xem, giúp bức tranh nhiều sắc tố phong phú hơn.

ví dụ : với bức vẽ này bộ 3 màu được sử dụng là xánh lá – xanh dương – đỏ tím.

 

6.Kỹ thuật phối màu bộ 4 ( tetradic)  Vẽ hình hình vuông trên vòng tròn hòa sắc, màu ở 4 góc là màu chúng ta cần. Các phương pháp trên cần dùng 1-2 màu bổ trợ, còn phương pháp này khá phức tạp khi dùng tới 3 màu nên khá khó trong việc xác định màu để phối hợp.

ví dụ : nhìn vào bức tranh này ta có thể thấy nó rất nhiều màu, 4 tổ hợp màu được sử dụng là xánh lá – xanh dương – đỏ tím – cam đất.

 

Hòa sắc còn được áp dụng nhiều trong thời trang, trang trí, đồ họa… mong rằng những chia sẻ của Ngôi Nhà Nhỏ sẽ hữu ích cho các bạn. Hãy chăm chỉ vẽ thật nhiều để nắm rõ quy luật hòa sắc cũng như tìm ra được gam màu yêu thích của mình. chúc các bạn thành công và luôn đam mê vẽ nhé!

Tham khảo thêm tranh của các học viên Ngôi Nhà Nhỏ tại đây : https://lopvengoinhanho.com/tranh-hoc-vien

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0814 330 066